Tự làm Wifi Marketing với Router Mikrotik

Nội dung bài viết

Thời gian gần đây khi mạng Wifi đang trở nên phổ biến và thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày, Wifi Marketing cũng theo đó trở thành một hướng Marketing hiệu quả. Có rất nhiều cách để triển khai Wifi Marketing, trong đó có lẽ đơn giản và tiết kiệm nhất là tự làm Wifi Marketing với Router Mikrotik. 

How4VN sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình Hotspot trên Router Mikrotik, từ đó chúng ta xây dựng 01 trang Captive Portal hiển thị khi kết nối Wifi. Các giải pháp Marketing sẽ được triển khai trên trực tiếp trên 1 trang Captive Portal.

Điều kiện thực hiện:

Bước 01: Cài đặt Hotspot cho Router Mikrotik

– Tạo 01 Bridge dành riêng để chạy Wifi Marketing và 01 DHCP Server cấp IP cho Bridge này.

Tự làm Wifi Marketing với Router Mikrotik

Tự làm Wifi Marketing với Router Mikrotik

– Tạo Hotspot cho chạy trên Interface Bridge đã tạo ở trên bằng cách vào: IP – Hotspot – Hotspot Setup. Lưu ý một số thông số như trong hình:

Tự làm Wifi Marketing với Router Mikrotik

Về cơ bản là bạn đã hoàn tất việc cài đặt Wifi Marketing cho Router Mikrotik. Lúc này khi kết nối tới các port của Bridge tạo ở trên (của tôi là Wlan1 và ether03) sẽ hiển thị trang đăng nhập Captive Portal để sử dụng mạng.

Tất nhiên, để marketing hiệu quả bạn cần 01 trang Captive Portal bắt mắt với các thông tin cần thiết. Bạn có thể tham khảo các mẫu Captive Portal cho Mikrotik trên Google hoặc tự thiết kế để phù hợp với yêu cầu của bạn.

Lưu ý:

– Để hiển thị Wifi Marketing từ thiết bị Wifi của bạn, các thiết bị Wifi phải ở chế độ AP Bridge hay Access Point.

– Đối với các thiết bị AP chạy Controller Cloud, nên tạo hotspot trên một vlan khác vlan native và tag vlan đó cho SSID chạy Wifi Marketing. Hoặc sử dụng Walled Garden để vượt Captive Portal (không hiệu quả lắm nếu số lượng thiết bị wifi quá lớn)

– Không thể tự động chuyển tới Captive Portal từ 01 site HTTPS. Nếu Captive Portal không tự động hiển thị, hãy vào các địa chỉ HTTP để được Redirect về nó.

– Router Mikrotik có thể sử dụng trang portal ở ngoài (Internet) vì vậy bạn có thể triển khai mọi giải pháp ở đó. Từ lấy thông tin các nhân, đăng nhập FB GG hay thống kê số lượng truy cập, click. Vấn đề còn lại là ở nhu cầu của bạn.

Bước 02. Tối ưu hóa Hotspot trên Mikrotik

Ngoài việc cần 01 trang đăng nhập thích hợp như đã nêu ở trên, bạn cũng nên tối ưu hóa Hotspot cho phù hợp với nhu cầu.

– Khi bạn đã bật tính năng hotspot được tạo, mặc định nếu không đăng nhập thì tất các các kết nối ra ngoài sẽ bị Router chặn. Nếu vì 01 lý do nào đó bạn muốn khách hàng không cần đăng nhập cũng có thể truy cập vào trang web của bạn hoặc một trang web nào đó (facebook, google, youtube …) thì bạn cấu hình tab Walled Garden và Walled Garden IP List trên cửa sổ Hotspot. 

Để chặn không cho truy cập tới các Site nhất định bạn cũng có thể sử dụng chức năng này.

IP Bindings sẽ giúp bạn cố định các máy tính, thiết bị không cần xác thực qua Captive Portal vẫn truy cập vào mạng được.

ActiveHost sẽ giúp bạn theo dõi người dùng đang sử dụng Wifi Marketing.

User Profile sẽ giúp bạn tạo các rule/queue dành cho người dùng. Ví dụ giới hạn băng thông truy cập, giới hạn số thiết bị sử dụng trên 01 tài khoản… cho từng User bạn tạo cho khách truy cập.

Server và Server Profile cũng tương tự như User, khác biệt là nó quy định các tính năng cho cả Hotspot như: DNS name là tên hiển thị trên trình duyệt của Portal, HTML Directory trỏ tới thư mục chưa file html hiển thị portal, Login By sẽ quy định phương pháp xác thực và duy trì đăng nhập.

Vậy là qua bài viết How4VN đã giúp bạn tự xây dựng 01 giải pháp Wifi Marketing cho riêng mình với Router Mikrotik. Hiện tại, ở thị trường Việt Nam rất nhiều giải pháp Wifi Marketing đều được phát triển từ nền tảng cơ bản này.

How4VN.com

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo
Thông báo khi
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments